Bugi ô tô là gì? Cách thức hoạt động của bugi trong động cơ.

Bugi là gì? Bugi trên ô tô hoạt động như thế nào?

“Thứ nhất là hỏng bugi, thứ hai là hỏng thứ gì bên trong” – câu truyền miệng vui của các bác tài khi xe gặp vấn đề về động cơ cũng đã nói lên phần nào tầm quan trọng của bugi. Vậy bugi ô tô là gì? Chúng có vai trò và hoạt động như thế nào? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu điều đó trong bài viết dưới đây.

1. Khái niệm: Bugi là gì?

Bugi (Spark plug) là bộ phận cuối cùng trong hệ thống đánh lửa, đảm nhiệm vai trò phát ra tia lửa điện ở giữa điện cực trung tâm và điện cực của bên nối mát, đốt cháy hỗn hợp không khí và nhiên liệu từ bộ chế hòa khí đã được nạp trong buồng đốt.

>> Xem thêm: Hệ thống đánh lửa trên ô tô và các hư hỏng thường gặp

Bugi ô tô

Bugi.

2. Cấu tạo và tuổi đời của bugi ô tô.

Bugi ô tô được cấu thành bởi 2 bộ phận chính:

  • Điện cực: được làm từ các vật liệu như Mangan, Crom, Niken,…
  • Vỏ cách điện: thường được chế tạo bằng gốm oxit nhôm (Al­2O3)

Một bugi trung bình có thể phát ra tia lửa từ 27,5 đến 110 triệu lần trong suốt quãng đường hoạt động. Sau mỗi lần đánh lửa, bugi sẽ mất đi 1 vài phân tử khỏi các điện cực. Dần dần, khoảng cách điện cực sẽ cách xa nhau hơn. Khi đó, hỗn hợp nhiên liệu và không khí sẽ không còn cháy hiệu quả nữa và bugi có thể hỏng hoàn toàn.

Bugi có nhiệm vụ phát ra tia lửa.

Bugi có nhiệm vụ phát ra tia lửa.

3. Cách thức hoạt động: Bugi ô tô hoạt động như thế nào?

Quy trình cháy trong xylanh ô tô cần: O2, nhiên liệu và nhiệt. Trong động cơ, mỗi khi 1 xylanh thực hiện chu kỳ nạp sẽ hút khoảng 21% oxy.

  • Đối với động cơ phun đa điểm, nhiên liệu sẽ được phun trong kỳ nạp.
  • Đối với động cơ phun trực tiếp, nhiên liệu được phun trong chu kỳ nén.

Có 2 cách cung cấp nhiệt cho quy trình cháy: bugi cấp nhiệt cho động cơ xăng, còn động cơ diesel sử dụng nhiệt nén. Khi xe đạt vận tốc 88km/h, trung bình xilanh đốt khoảng 1000 lần/phút, tương đương 16 lần/giây.

Bugi trong xylanh động cơ.

Bugi trong xylanh động cơ.

Trong động cơ xăng, nhiệt được cung cấp dưới dạng tia sét nhỏ. Điện áp cao (từ 5kV đến 45kV tùy từng xe) tạo ra trong dây đánh lửa và được điều khiển bởi module điều khiển động cơ (ECM). Điện tích được truyền tới bugi thông qua dây bugi. Tia lửa xảy ra khi điện tích nhảy giữa các điện cực bugi trong phạm vi 0.25mm – 1.8mm (nhiệt độ vào khoảng 4700 oC đến 6500 oC) sẽ đốt cháy hỗn hợp nhiên liệu và không khí, làm đẩy piston xuống trong chu kỳ nén.

Hiệu suất, mức tiết kiệm nhiên liệu của động cơ sẽ phụ thuộc vào việc cung cấp không khí, nhiên liệu và tia lửa 1 cách nhất quán và hợp lý.

Hoạt động của bugi ảnh hưởng đến hiệu suất của động cơ.

Hoạt động của bugi ảnh hưởng đến hiệu suất của động cơ.

Bài viết trên đã giúp bạn giải đáp đầy đủ các thắc mắc về bugi ô tô chưa? Hãy để lại bình luận bên dưới cho chúng tôi biết nhé! 

Hòa Thuận

ĐỌC THÊM: >>> CHỔI GẠT MƯA CÓ NHỮNG LOẠI NÀO? MUA VÀ SỬ DỤNG NHƯ THẾ NÀO CHO ĐÚNG?

>>>  TÌM HIỂU VỀ NHÍP Ô TÔ VÀ QUY TRÌNH BẢO DƯỠNG NHÍP

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ DỊCH VỤ THẾ MẠNH VN
Địa chỉ: 28A, Phạm Hùng, Nam Từ Liêm, Hà Nội ( đối diện Vincom Phạm Hùng)
Điện thoại: 0984.30.98.92 – 098.892.9966

Tin Liên Quan