Những hư hỏng thường gặp ở hệ thống đánh lửa trên ô tô

HỆ THỐNG ĐÁNH LỬA CÓ CẤU TẠO NHƯ THẾ NÀO? NHIỆM VỤ CỦA CHÚNG LÀ GÌ? NHỮNG HƯ HỎNG THƯỜNG GẶP Ở BỘ PHẬN NÀY VÀ CÁCH KHẮC PHỤC.

Chắc hẳn những câu hỏi trên về hệ thống đánh lửa đang làm bạn đau đầu. Hãy yên tâm vì chúng sẽ được giải đáp tất cả trong bài viết dưới đây!

1. Nhiệm vụ của hệ thống đánh lửa là gì?

Hệ thống đánh lửa trên ô tô có 2 nhiệm vụ chính:

  • Tạo dòng điện đủ mạnh (trên 20.000V) để có thể phóng qua khe hở đánh lửa bugi và đốt cháy hỗn hợp khí – nhiên liệu.
  • Đánh lửa đúng thời điểm động cơ cần để đốt cháy hòa khí 1 cách triệt để, tạo công suất lớn nhất và giảm ô nhiễm môi trường.
hệ thống đánh lửa 3

Hệ thống đánh lửa trên ô tô.

 

2. Sơ đồ cấu tạo

Sơ đồ hệ thống đánh lửa

Cấu tạo hệ thống đánh lửa trong động cơ ô tô.

Hệ thống đánh lửa gồm mạch sơ cấp và mạch thứ cấp:

  • Mạch sơ cấp: lấy nguồn điện từ acquy (12 – 14,2V) và cung cấp tín hiệu đến bô bin đánh lửa. Bô bin đánh lửa giống như là một chiếc máy biến thế. Nó chuyển dòng điện thấp áp từ ắc quy thành dòng cao áp (lên đến hơn trên 20.000V)
  • Mạch thứ cấp: nhận nguồn cao áp từ bô bin đánh lửa và truyền đến bugi thông qua các dây phin cao áp.

3. Một số sự cố thường gặp ở hệ thống đánh lửa và cách khắc phục.

a. Hư hỏng biến áp

Biến áp ở hệ thống đánh lửa cũng như là một máy biến thế vậy. Các hư hỏng thường gặp của biến áp như là: chập mạch các vòng dây làm cháy biến áp, cháy nắp biến áp, cháy điện trở phụ… Hoặc thao tác cơ học làm vỡ, nứt nắp biến áp. Cần kiểm tra và thay thế các bộ phận hư hỏng.

kiểm tra biến áp trong hệ thống đánh lửa.

Kiểm tra biến áp.

b. Hư hỏng bộ chia điện

Bộ chia điện là bộ phận quan trọng của hệ thống đánh lửa. Nó giúp phân chia dòng điện cao áp đến đúng thứ tự làm việc của động cơ, vào đúng thời điểm cần thiết một cách chính xác. Vì vậy nếu gặp hỏng hóc bộ chia điện sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của hệ thống đánh lửa và động cơ.

  • Khi hoạt động lâu ngày, bộ chia điện bị hao mòn và có thể gặp một số vấn đề: Nứt, bể nắp delco do tác động vật lý làm rò rỉ điện áp dẫn đến đánh lửa yếu.
  • Khe hở giữa các má tĩnh và má động không chuẩn làm giảm khả năng đánh lửa.
  • Bộ điều chỉnh đánh lửa áp thấp bị hở màng làm đánh lửa sai thời điểm.
  • Lò xo ở bộ điều chỉnh đánh lửa sớm, ly tâm yếu.
  • Rotor tín hiệu mòn làm đánh lửa chập chờn, sai thời điểm đánh lửa.

Khi kiểm tra bộ phận chia điện, cần kiểm tra từng chi tiết, vệ sinh các má vít, điều chỉnh các khe hở rotor, thay thế các bộ phận hư hại…

Kiểm tra bộ chia điện trong hệ thống đánh lửa

Kiểm tra bộ chia điện.

 

c. Hư hỏng bugi

Những sự cố thường gặp ở bugi: bể đầu sứ, mòn điện cực, chảy điện cực, đánh lửa không đúng tâm, bugi bị bám muội than làm giảm khả năng đánh lửa…

 

Một số hư hỏng của bugi trong hệ thống đánh lửa

Một số hư hỏng của bugi.

 

d. Chẩn đoán hệ thống đánh lửa

Việc đánh lửa yếu, thiếu lửa làm giảm công suất động cơ, gây hao xăng hoặc làm xe chết máy.

  • Tia lửa yếu: Khi xe có hiện tượng máy nổ không đều, động cơ yếu và dư xăng, đầu bugi có hiện tượng đóng muội than đen do nhiên liệu không được đốt cháy hoàn toàn. Khi kiểm tra bugi và tia lửa thì thấy tia lửa có màu vàng và nẹt yếu thì chính xác là hệ thống đánh lửa có vấn đề. Tia lửa yếu có nghĩa điện thế cao áp từ bộ chia điện đến bugi thấp, nguyên nhân có thể do bôbin đánh lửa bị hỏng biến áp, bị chập vòng dây, hoặc do má vít bị bẩn, rỗ làm việc đánh lửa bị ảnh hưởng, dây cao áp bị rò điện, bị hở, bugi bị mòn điện cực, khe hở đánh lửa của bugi lớn, bugi bẩn. Trường hợp này cần kiểm tra và vệ sinh bugi, kiểm tra biến áp đánh lửa, dây cao áp, vệ sinh má vít.
Tia lửa yếu bu gi hệ thống đánh lửa.

Bugi mòn làm tia lửa yếu.

  • Đánh lửa không đúng thời điểm:
    • Đánh lửa quá sớm: Khi động cơ hoạt động mà có hiện tượng kích nổ khi ga lớn, chế độ không tải nổ không ổn định, xe chạy hao xăng, máy mau nóng, lâu lâu có hiện tượng như nổ ngược. Đó chính là dấu hiệu cho thấy bộ phận đánh lửa không đúng thời điểm ( đánh lửa quá sớm ) làm pistong chưa lên đến đỉnh đã bị sinh công và bị đẩy xuống gây kích nổ, động cơ mau bị nóng, xăng chưa kịp cháy hết vì bị sót và bị thải ra ngoài gây hao xăng. Nguyên nhân của tình trạng trên do đặt delco sai, khe hở má vít quá lớn. Động cơ cần được đặt lại lửa và điều chỉnh khe hở má vít.
    • Đánh lửa quá muộn: Khi hệ thống đánh lửa tạo tia lửa điện quá muộn so với thời điểm động cơ cần, thường thì sẽ gây các hiện tượng như nhiệt độ động cơ tăng cao, có tiếng nổ trong ống xả do xăng không được đốt hết và tiếp tục cháy khi ra đường xả, gây tiêu hao nhiên liệu, động cơ bị ngộp xăng do không được đốt cháy kịp thời làm xe không tăng tốc được. Ngoài ra động cơ còn khó khởi động. Nguyên nhân của tình trạng này do đặt lửa sai, khe hở má vít quá nhỏ. Động cơ cần được đặt lại lửa và điều chỉnh khe hở má vít.
      Delco hệ thống đánh lửa

      Tháo delco và chỉnh má vít.

       

Hi vọng bài viết trên đã cung cấp đầy đủ thông tin bạn cần! Có đóng góp ý kiến hay thắc mắc gì, hãy để lại dưới bình luận cho chúng tôi biết nhé. Xin cảm ơn!

ĐỌC THÊM:

>>> CHỔI GẠT MƯA CÓ NHỮNG LOẠI NÀO? MUA VÀ SỬ DỤNG NHƯ THẾ NÀO CHO ĐÚNG?

>>> Bugi ô tô là gì? Cách thức hoạt động của bugi trong động cơ

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ DỊCH VỤ THẾ MẠNH VN
Địa chỉ: 28A, Phạm Hùng, Nam Từ Liêm, Hà Nội ( đối diện Vincom Phạm Hùng)
Điện thoại: 0984.30.98.92 – 098.892.9966

 

Tin Liên Quan